Nước và thời điểm kết thúc hậu COVID-19

Nước và thời điểm kết thúc hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Những biến cố này đều có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, như ở đại đa số các nước gần khu vực núi lửa, hay xảy ra động đất thì người dân thường mắc các bệnh về tim do các chất bức xạ nhiệt và phóng xạ.

Ngày xưa, người ta quy nạp rằng núi lửa theo Ngũ hành thuộc Hỏa, mà Hỏa ứng với tim của con người. Vậy nên, các triệu chứng liên quan đến bệnh tim mạch đều có liên quan chặt chẽ đến các thuộc tính bất biến của tự nhiên.

Đối với các quốc gia gặp nạn hồng thủy thì người dân thường mắc các bệnh liên quan đến thận nhiều hơn các quốc gia khác. Những người thích ứng được thì bệnh tình có thể thuyên giảm, những người phản ứng lại thì bệnh có thể nghiêm trọng hơn vì người xưa đã biết Thủy gắn với thận.

Do vậy, nếu con người tương sinh với nó thì bệnh thể giảm thiểu, ngược lại nếu tương khắc với nó thì sẽ dẫn tới nhiều bệnh.

Nước và thời điểm kết thúc hậu COVID-19 - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Văn hóa phương Đông: Nguyễn Quang Minh

Chính vì vậy, y học truyền thống thường được phát triển dựa trên cốt lõi của các thuộc tính. Trong Ngũ hành, Kim tương ứng với phổi, Mộc ứng với gan, Thổ ứng với dạ dày, Hỏa ứng với tim và Thủy ứng với thận. Các thuộc tính của các khí vận đều liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của chúng ta.

Trong giai đoạn từ cuối năm 2019-2023, chúng ta phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19. Người Á Đông đã quy nạp đại dịch này thuộc hành Kim bởi nó liên quan chặt chẽ tới phổi của con người.

Năm Quý Mão 2023 là năm Kim Bạch Kim với khí hóa thuộc hành Thủy, mà Kim sinh Thủy, tức một con thú dữ để lại cho một đàn con sinh sau nó. Khí hóa thuộc Thủy vào năm 2023, sau đó là khí hóa thuộc Thổ vào năm 2024, Thổ sinh Kim, mà Kim sinh Thủy. Nếu theo những kiến thức đúc kết được của người Á Đông thì gốc của COVID-19 là Kim đã sinh ra được một đàn con cháu phía sau.

Đây cũng là cách đánh giá của người xưa về những tác động của hậu dịch bệnh trên cơ sở học thuyết sinh – khắc của Ngũ hành được quy nạp theo thuộc tính.

Vậy nước có liên quan gì đến hậu COVID-19?

Trong 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông có 3 tháng sinh xuất, 3 tháng sinh nhập của COVID-19. Đại dịch COVID-19 thuộc Kim, mà vượng Kim là mùa Thu và tiết suất vào mùa Đông vì Kim sinh Thủy. Từ đó, người xưa có thể dự báo 6 tháng đầu năm 2023 sẽ xuất hiện đàn con của COVID-19, tuy nhiên đây là đàn con nhỏ. Chúng sẽ sung mãn mạnh vào mùa Thu bởi năm nay khí hóa thuộc Thủy.

Tương lai của đại dịch

Ba tháng cuối năm đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục sản sinh ra thế hệ F3 nhưng triệu chứng, tác động sẽ không nghiêm trọng bằng những tháng vượng Kim. Việc con người liên tục chịu tác động bởi dịch bệnh đến phổi sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm đi nhiều.

Tuy nhiên trước mắt, trong 3 tháng hè, đại dịch COVID-19 sẽ không phát triển mạnh bằng 3 tháng mùa thu. Nhưng ta có thể dự đoán rằng đại dịch COVID-19 sẽ không thể chấm dứt đến cho đến hết năm 2024 bởi Thổ sinh Kim, dịch bệnh có thể tiếp tục bùng phát. Phải đến ngày 04/02/2025 thì dịch bệnh mới có thể kết thúc.

Nước và thời điểm kết thúc hậu COVID-19 - Ảnh 3.

Trong cùng một không gian và thời gian, ta có thể thấy có những vùng đại dịch COVID-19 không gây nhiều ảnh hưởng nhưng cũng có những vùng lại chịu tổn thất nặng hơn.

Để lý giải nguyên nhân, người xưa đã biết tất cả các gốc bệnh đều từ gió mà ra, ấy vậy mà người ta gọi là Phong Tả.

Có tất cả 8 hướng gió được gọi là Bát Phong, tương ứng với 8 loại bệnh đặc biệt mà con người phải chịu.

Đầu tiên, người xưa đã đúc kết nước chảy đến đâu, khí dừng tại đó. Như vậy, các vùng đầu nguồn thường có triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với các khu vực cuối nguồn nước.

Thứ hai, ta cũng biết được rằng Kim sinh Thủy, nên Thủy có thể tiết xuất lại Kim. Vì vậy, các khu vực ven biển thường chịu tác động của dịch bệnh nhẹ hơn so với các vùng thổ nhưỡng khác. Điều này cũng đúng với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.

Từ những quy luật đó, ta có thể dự đoán những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều và khoảng thời gian hoạt động mạnh của đại dịch COVID-19 để lên phương án đối phó.

Thể lực của con người có liên quan chặt chẽ tới tim. Người xưa cũng coi tim là minh chủ của tạng phủ. Nếu ông Vua đó minh mẫn thì các bộ tạng còn lại cũng hoạt động tốt và ngược lại.

Từ xa xưa, dịch bệnh đã chung sống với con người và không thể trị dứt điểm do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố Ngũ hành, thổ nhưỡng. Dịch bệnh bùng phát trở thành đại dịch chính là bởi một trong các yếu tố đó phát triển mạnh, mất đi thế cân bằng.

Khoa học hiện đại đã chứng minh, trong tạng phủ, gan là bộ phận mà hệ thần kinh không thể kiểm soát được. Chỉ đến khi phát bệnh thì y học hiện đại mới có thể phát hiện ra được.

Còn với y học truyền thống từ xa xưa, cha ông ta đã có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy cơ thể người đang phát bệnh, ví dụ nếu gan bàn chân xuất hiện các bọng nước bị vỡ thì người đấy bị bệnh gan. Những biểu lý này giúp các nhà y khoa thời xưa có thể phát hiện bệnh sớm hơn so với việc xác định bệnh dựa trên những triệu chứng thời nay.

Ánh sáng Đỏ

Điều này cũng áp dụng tương tự với đại dịch COVID-19. Người xưa đã tính khoảng cách 70 cm tính từ cốt mặt đất, nghĩa là thuộc tính này không bay cao hơn khoảng cách này. Do vậy, họ thường đặt ánh sáng màu đỏ tượng trưng cho Hỏa để khắc Kim. Khi đó, Kim chỉ có thể lơ lửng trong khoảng phạm vi 70 cm bởi con số Lạc Thư Hộ Thiên của Kim cũng là con số 7.

Vì vậy, giường bệnh thời ngày xưa thường được làm cao hơn 70 cm để đảm bảo người bệnh không bị ảnh hưởng.

Nước và thời điểm kết thúc hậu COVID-19 - Ảnh 4.

Tóm lại, để hạn chế đại dịch COVID-19, ta cần hạn chế ở khu vực tăm tối, nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng có màu đỏ, kích thước giường, bàn ghế nên cao hơn 70 cm. Đây là phương pháp luận của người xưa để phòng chống các bệnh liên quan đến phổi tương tự đại dịch COVID-19.

Năm 2023 là năm kết thúc của một tiểu vận. Đây cũng là năm Ngũ hành được lấy làm chuẩn, các dịch bệnh phát sinh cũng xoay quanh trục chuẩn này. Từ đó, người ta sẽ có phương án đối phó, phòng chống dịch bệnh dựa trên những yếu tố này.

Ví dụ, nếu năm kết thúc tiểu vận 2023 là năm hành Thủy, các dịch bệnh sẽ xoay quanh yếu tố này để từ đó các quốc gia có các biện pháp khác nhau để phòng, chống. Đối với các quốc gia có lịch sử văn hóa lâu đời, thì người ta đã sớm biết các quy tắc vận hành tiết khí liên quan đến dịch bệnh để có thêm thông tin nhằm tìm phương pháp chữa trị.

Đại dịch COVID-19 thuộc Kim, năm 2023 thuộc Thủy mà Thủy là yếu tố quan trọng để trị bệnh. Biểu lý của phổi là da, lông. Một trong những cách hữu hiệu để phòng, chống là sử dụng nước muối pha loãng ngâm các đầu ngón tay 1 lần/ngày cũng bởi số 1 thuộc Thủy để phòng chống dịch bệnh vào các đầu dây thần kinh ở mỗi đầu ngón tay, tạo đề kháng cho phổi và các tạng phủ khác trong cơ thể chúng ta.

Tác giả:

Nhà nghiên cứu Văn hóa phương Đông Nguyễn Quang Minh

Các bài viết liên quan