BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ NƯỚC ĐÔ THỊ: Sự liên tục và thay đổi ở hai thị trấn của Nepal

Bất bình đẳng giới từ lâu đã được công nhận là một thách thức trong quản lý nước và phát triển đô  thị. Phụ nữ làm hầu hết các công việc liên quan đến thu gom nước trong phần lớn các khu vực đô thị của  một đất nước có thu nhập thấp, phụ nữ làm công việc  liên quan đến nước để uống, tiêu dùng gia đình, nhà  bếp, làm vườn, và trồng trọt. Tuy nhiên, tiếng nói của  họ hiếm khi được nhắc tới trong các hoạt động quản  trị nước.  

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ NƯỚC ĐÔ THỊ:   Sự liên tục và thay đổi ở hai thị trấn của Nepal - Ảnh 1.

Khi biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng  khan hiếm nước, mọi người sẽ khó đảm bảo tiếp cận  tới các nguồn nước cũng như vai trò của phụ nữ trong  hoạt động quản trị nguồn nước, kiểm soát nước tài  nguyên, cũng như các dịch vụ liên quan như vệ sinh. 

Chúng tôi thấy rằng tiếng nói của phụ nữ trong quản lý nước bị loại trừ một cách có hệ thống và bất lợi dựa  trên giới tính như vậy. Khi phụ nữ ở các khu đô thị  nghèo, có thu nhập thấp đang gặp phải tình trạng bất  lợi về kinh tế giao thoa với khó khăn trong việc tiếp  cận các dịch vụ nước sạch và vệ sinh.  

Nghiên cứu của tác giả Basundhara Bhattarai, từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Toàn cầu (IFSD), Sydney,  NSW, Australia và các cộng sự, đã lựa chọn hai thị trấn  ở Nepal là Dharan Sub metropolitan City và Dhulikhel  Municipality, nằm ở phía đông, cách thủ đô Kathmandu  khoảng 300 km làm địa điểm nghiên cứu. 

Nghiên cứu đã xác định nhiều vấn đề về bất bình  đẳng giới trong quản lý nước đô thị. Nhu cầu về giải quyết những bất bình đẳng giới trong quản lý nước đã được công nhận rộng rãi trên khắp các quốc gia  đang phát triển (Gambe, 2019; Das, 2017; Meinzen-Dick  và cộng sự, 2014). Thách thức này đang được xác định  và giải quyết trong các lĩnh vực phát triển khác nhau  – nông nghiệp, nước, y tế và vệ, việc làm và giáo dục.

Trong thập kỷ gần đây, Chính phủ các nước đang phát triển đã thực hiện các biện pháp quan trọng để  thúc đẩy việc đưa Bình đẳng giới vào các chính sách  phát triển cấp quốc gia, tỉnh và địa phương . Các chính  sách này thường được đưa ra dưới tiêu chí tiếp cận  phát triển có sự tham gia, nhằm cho phép tất cả các  bên liên quan bao gồm cả phụ nữ tham gia vào hoạch  định chính sách và các quyết định liên quan đến tiếp  cận và kiểm soát nước.  

Hiến pháp hiện hành của Nepal hiện nay đã có  những nỗ lực mang tính bước ngoặt nhằm đạt được sự  đại diện công bằng cho phụ nữ và các cộng đồng thiệt  thòi ở tất cả các cấp quản lý nhà nước. Trong quốc  hội cấp bang, 33% số ghế được dành cho phụ nữ và  41% phụ nữ được bầu tại chính quyền địa phương từ  cuộc bầu cử năm 2017 (theo The Australia Aid và Asia  Foundation Nepal, 2017). Điều này phù hợp với Mục  tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 5 mà Nepal cam kết.  Trong khi SDG 5 là về bình đẳng giới, thì tinh thần của  SDG 6 là “đảm bảo có sẵn và quản lý bền vững nước và  vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người”. Điều này có  nghĩa là việc tiếp cận phổ cập với nước, vệ sinh, quản  lý an toàn (WASH) và quản lý tài nguyên nước phù hợp  sẽ chỉ đạt được nếu quyền của phụ nữ và những nhóm  người bị thiệt thòi được đáp ứng về nước.

Nhóm nghiên cứu quan sát thấy rằng ở Dharan, kết nối nguồn nước và sinh kế của phụ nữ địa phương  cùng tồn tại theo cách riêng của họ nhưng vẫn có đó  những bất bình đẳng vô hình.  

Khi biến đổi khí hậu làm sâu sắc thêm sự không  chắc chắn về nguồn nước, khó khăn của người dân leo  thang trong việc đảm bảo tiếp cận nước cho cuộc sống  và sinh kế của họ. Phụ nữ chia sẻ mức độ bị ảnh hưởng  cao hơn vì họ là những người chịu trách nhiệm quản  lý nước uống, tiêu dùng hộ gia đình, nông nghiệp và  thậm chí tạo thu nhập dựa trên nước 

Phụ nữ tiếp tục bị phớt lờ trong các quyết định  quản lý nước do những hạn chế về văn hóa xã hội.  Mặc dù có chính sách đưa sự hiện diện phụ nữ vào các  cơ quan quản lý nước, nhưng quyền của phụ nữ được  tham gia vào lĩnh vực công cộng hầu như không được  công nhận.

Các chính sách bắt buộc phụ nữ tham gia vào vai trò công cộng nhưng các chuẩn mực giới tính gia trưởng  truyền thống lại mong muốn họ tập trung vào công  việc gia đình. Trong một số trường hợp cực đoan, cuộc  sống gia đình của phụ nữ bị đe dọa và thậm chí họ phải  đối mặt với bạo lực gia đình, khi họ bất chấp các chuẩn  mực truyền thống để tham gia vào lĩnh vực công cộng.  Đây chính là quan niệm sai lầm về giới trong quản lý  nước ở Nepal. Phát hiện của nhóm nghiên cứu cho thấy  sinh kế dựa vào nước của phụ nữ đang phải đối mặt với  các mối đe dọa thường xuyên (như nhóm phụ nữ có  thâm niên hơn 25 năm trồng sim saag vẫn chưa nhận  được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để được tiếp  cận và sử dụng nguồn tài nguyên chung ven sông).  

Thật đáng ngạc nhiên khi với sự phổ biến của các  hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng  đồng trên khắp đất nước, những người trồng trọt ở  Dharan này (thuộc nhóm người dễ tổn thương) dường  như bị cô lập khỏi sự phát triển chính thống. Với việc  thiếu quyền tiếp cận chính thức đối với việc sử dụng  dòng sông và bờ sông, những người trồng trọt dường như không an tâm và lo sợ mất đi một trong những lựa chọn sinh kế. 

Vẫn còn những lỗ hổng chính sách ở Nepal: Việc  ban hành chính sách không nhất quán là một lỗ hổng  nghiêm trọng trong việc đảm bảo quyền của phụ nữ  trong các cơ quan quản lý nước. Ở Dharan, không có  chuyện phụ nữ có thể là thành viên hợp pháp của hội  đồng quản trị khi Ban quản lý cấp nước Dharan (DWMB)  không đưa ra bất kỳ điều khoản nào để bao gồm phụ  nữ mà tuân theo quy trình thành lập hội đồng quản  trị thông thường. DWMB được thành lập theo Đạo luật  Ban quản lý cấp nước uống năm 2006 với điều khoản  rằng tất cả hội đồng gồm bảy thành viên được thành  lập dưới sự lãnh đạo của Thị trưởng với đại diện từ  liên đoàn phòng thương mại (FNCCI), hiệp hội người  sử dụng nước uống, địa phương, đại diện NGO làm việc  trong lĩnh vực nước và môi trường, một chuyên gia về  nước và một kỹ sư từ văn phòng (chính phủ). 

Đại diện thực sự hay loại trừ sự tham gia: Mặc dù  có quy định trong các chính sách về nước, nhưng hiệu  quả của nó vẫn còn nhiều nghi vấn vì các chính sách  này hầu như không được hỗ trợ bởi các chiến lược thực  hiện phù hợp. Chính sách còn thiếu thống nhất giữa  các văn bản, các cấp. Về bản chất, những mâu thuẫn  như vậy đã làm giảm hiệu quả của các chính sách đối  với sự tham gia của phụ nữ. Điều này có thể thấy rõ  trong trường hợp của Ủy ban Người sử dụng Nước uống  và Vệ sinh Dhulikhel (DDWUC) – được thành lập theo  

Đạo luật về Ban Quản lý Cấp nước năm 2006 – đã loại  trừ phụ nữ một cách có hệ thống trong việc thành lập  ban quản lý nước. Các tiêu chí đã nêu giới hạn tư cách  thành viên đối với những người đứng đầu các tổ chức  đại diện và các chuyên gia về nước. Hiện tại, không có  tổ chức đại diện nào trong hội đồng quản trị Dharan do  phụ nữ lãnh đạo và điều này tự động loại trừ phụ nữ  khỏi việc ra quyết định, kể cả về quản lý nước 

Nỗ lực thách thức quan hệ gia trưởng trong quản  lý nước. Ở cả hai thị trấn nghiên cứu, các thành viên  nữ của cả ủy ban sử dụng nước uống và đại diện cấp  phường của chính quyền địa phương báo cáo rằng họ đã tự tin lên tiếng phản đối các hành vi không tham gia  của các thành viên nam trong ủy ban. Một trong những  thành viên nữ của Ủy ban Người sử dụng Nước uống và  Vệ sinh Dhulikhel (DDWUC) nhận xét: “Phụ nữ chúng tôi  đã bao dung nhưng thời gian gần đây chúng tôi không  còn làm như vậy nữa. Chúng tôi phản đối nếu các quyết  định được đưa ra mà không hỏi ý kiến chúng tôi.” Bất  chấp những rào cản xã hội/gia đình cố hữu phổ biến ở  địa điểm nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy  một số trường hợp trong đó quyền tự quyết của phụ  nữ dường như đủ mạnh để đảm nhận các vai trò công  cộng, và trở thành hình mẫu cho phần còn lại của cộng  đồng và các thành viên nữ khác. Thậm chí, có những  trường hợp sự hiện diện của phụ nữ trong vai trò lãnh  đạo đã thách thức tư duy gia trưởng vốn khiến vấn đề  của phụ nữ trở nên vô hình trước công chúng.  

Các quan chức chính phủ chủ yếu là nam giới được  phát hiện là không biết về các vấn đề về nước ở địa  phương mà phụ nữ đang phải đối mặt. Tại một trong  hai thị trấn, sự can thiệp của lãnh đạo phụ nữ (phó thị  trưởng) đã giúp các vấn đề của phụ nữ trở nên rõ ràng  hơn bằng cách công khai thách thức tư duy gia trưởng.  

Như vậy, trên cơ sở phân tích các hình thức bất bình  đẳng giới mới nổi trong hệ thống quản lý nước đô thị  ở hai thị trấn được lựa chọn của Nepal, có thể thấy  rằng việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong  môi trường đô thị đòi hỏi một cách tiếp cận mang tính  chuyển đổi, trong đó nhấn mạnh nhận thức quan trọng  của cả nam giới và phụ nữ về các chuẩn mực xã hội bất  bình đẳng giới, thái độ, hành vi và hệ thống xã hội.

Basundhara Bhattarai1; Rachana Upadhyaya2; Kamal Devkota2; Gyanu  Maskey2; Suchita Shrestha2; Bandita Mainali3; Hemant Ojha⁴  

 1. Viện Nghiên cứu và Phát triển Toàn cầu (IFSD), Sydney, NSW, Australia  

2. Viện nghiên cứu cao cấp Southasia, Kathmandu, Nepal 

 3. Đại học La Trobe Ringgold Standard Institute, Melbourne, Vic., Australia  

4. Đại học Canberra, Canberra, ACT, Australia  

TS. HẠ THUÝ HẠNH 

Phó Viện trưởng, Viện NC Cấp thoát nước và Môi trường HỘI CẤP THOÁT NƯỚC VIỆT NAM 

(Tổng hợp và lược dịch theo World Water Policy WWP)

Các bài viết liên quan