Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển

Bối cảnh chung

Nước ta đang đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, nhiều thành phố mới đang được xây dựng, nhiều tòa nhà cao tầng đang mọc lên, nhiều khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp đang được mở rộng. Yêu cầu cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải ngày càng tăng. Số liệu dự báo cho thấy, nhu cầu nước Việt Nam tới năm 2030 khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay.

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 1.

Hình 1 : Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng nước đô thị tăng mạnh

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 2.
Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 3.

Hình 2 : Công nghiệp, nông nghiệp phát triển, nhu cầu nước tăng

Trong khi đó hạ tầng cấp thoát nước hiện đang thiếu và yếu ở nhiều thành phố và ở các khu vực nông thôn. Tình trạng ngập úng xảy ra ở nhiều nơi và ngày càng nghiêm trọng, trong đó đặc biệt kể đến các thành phố lớn, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tình trạng khan hiếm cạn kiệt nguồn nước xảy ra ở nhiều địa phương. Tỷ lệ nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường ở mức rất thấp, khoảng <15-20% tổng lượng nước thải cần xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường chung ở nhiều nơi.

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 4.

Hình 3. Ngập lụt xảy ra thường xuyên và kéo dài ở nhiều khu vực đô thị

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 5.

Hình 4. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nhiều nơi trong trình trạng báo động

Thêm vào đó là sự ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng rõ ràng hơn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường xảy ra thường xuyên hơn, cộng thêm các ảnh hưởng bởi quản lý nguồn nước thượng lưu và liên vùng ngày càng phức tạp, khó kiểm soát. Xâm nhập mặn có xu hướng ngành càng tăng. Như ở ĐBSCL, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 80 – 90 km, sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 60 – 67 km, ở mức cao hơn so với trung bình các năm gần đây. Hạn mặn gây thiếu nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 6.

Hình 5. Bản đồ xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tháng 3/2024

Với tình hình đó, trước áp lực cần giải quyết các vấn đề phức tạp thuộc lĩnh vực cấp thoát nước, cũng như để phát triển hạ tầng cấp thoát nước trước yêu cầu ngày càng tăng, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước hiện nay là rất lớn.

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp thoát nước trong quá trình phát triển

Trong hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam, theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành Cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải có danh mục mã ngành đứng tương đương với mã ngành Xây dựng, thể hiện mức độ quan trọng của ngành này trong hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và trong ngành Nước nói riêng, các công nghệ tiên tiến liên tục được sáng tạo, phát triển, và cải tiến, từ các mô hình phần mềm tiên tiến áp dụng trong tính toán quy hoạch, thiết kế tới các mô hình, công nghệ áp dụng trong quản lý vận hành hệ thống, công trình, các công nghệ mới trong xử lý nước cấp và nước thải, xử lý môi trường. Các mô hình, công cụ tiên tiến giúp đưa ra các phương án, các giải pháp phù hợp và sẵn sàng thích ứng cho các kịch bản thay đổi. Các mô hình quản lý hiện đại nhằm đảm bảo hệ thống làm việc được liên tục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong các điều kiện phức tạp hiện nay, đồng thời giúp tiết kiệm nguồn nhân lực. Một số mô hình công cụ tiên tiến có thể kể đến: các mô hình mô phỏng hệ thống cấp nước như mô hình Epanet, WaterCad, WaterGEMs ; các mô hình thủy văn thủy lực mô phỏng, tính toán hệ thống thoát nước như SWMM, SewerGEMs, MIKE, vv… ; Mô hình BIM – Revit ứng dụng trong thiết kế và quản lý hệ thống cấp thoát nước cho tòa nhà, công trình ; Các công nghệ xử lý nước mới liên tục được cải tiến, phát triển.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trong ngành Cấp Thoát nước. Ứng dụng AI trong quản lý hệ thống công trình cấp thoát nước giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng xử lý đồng thời trong quá trình quản lý vận hành hệ thống, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo chất lượng. Vai trò của AI trong việc nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của các công ty cấp thoát nước là cần thiết, xét đến các vấn đề phức tạp trong ngành Nước và nhu cầu ngày càng tăng hiện nay. Ở Việt Nam, ứng dụng AI trong ngành Nước đã được đưa vào giảng dạy trong đào tạo ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước tại trường Đại học Thủy lợi.

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 7.
Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 8.
Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 9.
Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 10.
Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 11.

Trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Cấp Thoát nước ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng, việc phát triển đào tạo ngành Nước hiện đang được quan tâm ở các trường. Mạng lưới các trường đào tạo ngành nước đã được thành lập và hoạt động hơn 3 năm nay, nhằm góp phần phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Nước. 

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cũng đã quan tâm tới việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Ngành, thông qua các hoạt động như tổ chức giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc cho sinh viên ngành Nước, tạo điều kiện để các giảng viên sinh viên tham gia các hoạt động trong nước và quốc tế, như tham gia các hội thảo, chương trình, triển lãm ngành Nước.

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển- Ảnh 12.

Hình 10. Hình ảnh lễ trao giải Đồ án xuất sắc sinh viên ngành Nước tại sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 tổ chức tại Hà Nội

Luật Cấp, Thoát nước đang trong quá trình xây dựng, dự kiến ban hành năm 2025. Luật Cấp, Thoát nước quy định về cơ sở dữ liệu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển cấp nước, thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải; quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn công trình và cung cấp dịch vụ cấp, thoát nước; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động cấp, thoát nước. Để thực hiện được đầy đủ Luật Cấp, Thoát nước, nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước cần càng nhiều và yêu cầu chất lượng đào tạo rõ ràng hơn, sẽ là cơ hội để ngành học Cấp thoát nước được quan tâm hơn nữa của xã hội, các cơ quan tổ chức, các bậc phụ huynh và các em học sinh.

 PGS.TS. Đoàn Thu Hà, Trường Đại học Thủy lợi

Các bài viết liên quan